- Nghĩa Hưng
- Tin tức
- Lượt xem: 651
Phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả bạn nên biết
Phương pháp chống thấm trần nhà là một trong những vấn đề được nhiều gia đình quan tâm mỗi khi vào mùa mưa. Không chỉ với những ngôi nhà nhỏ mà cả những công trình lớn cũng rất cần chú trọng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình. Sau đây là những phương pháp tối ưu giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
1. Nguyên nhân trần nhà bê tông bị thấm
Trần nhà bê tông bị thấm dột do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ẩm mốc, bong tróc, nứt bể…có thể kể đến những nguyên nhân sau:
Phương pháp chống thấm trần nhà chưa đúng cách: Có thể nói yếu tố quyết định trần nhà bê tông sau này bị thấm dột, hư hỏng, rạn nứt hay không phụ thuộc vào phương pháp chống thấm trần có đúng kĩ thuật trong quá trình xây dựng hay không.
Một số vấn đề khiến ảnh hưởng đến phương pháp chống thấm trần nhà phải kể đến như thi công chống thấm các mép sát nhau không cẩn thận thận, quét nước chống thấm chuyên dụng sai yêu cầu của nhà sản xuất…
Kết cấu khi thực hiện quy trình thép đan xen bê tông không đạt chuẩn, dùng bê tông kém chất lượng khi xây dựng khiến nền xi măng bị xuống cấp.
Sử dụng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng: Trần nhà sau một quá trình sử dụng sẽ chịu nhiều tác động của môi trường như nắng, mưa, bão … nếu dùng vật liệu kém chất lượng sẽ dễ dẫn đến tình trạng thấm trần nhà, gây mất thẩm mỹ ngôi nhà. Xây dựng hệ thống thoát nước kém đối với những căn nhà có sân thượng, sân thượng bị đọng nước nhiều ngày sẽ có hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt như nứt cổ trần, mao mạch rỗng, từ từ lan rộng và ngấm xuống dưới trần nhà gây thấm trần.
Trần nhà không được chống thấm tốt sau một thời gian sẽ có hiện tượng thấm, dột
2. Tại sao nên chống thấm sàn nhà?
Trần nhà bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Trần nhà thấm dột làm cho môi trường sống trở nên ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe con người, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, đây là yếu tố chính khiến cho nội thất và các vật dụng khác trong nhà dễ hư hỏng.
Hơn nữa, với những vết nứt lớn, nước mưa sẽ nhỏ trực tiếp vào trong nhà làm cho nền nhà bị trơn trượt dễ gây trượt ngã với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Do đó, trần nhà phải được dùng phương pháp chống thấm hiệu quả đúng cách ngay từ khi bắt đầu xây dựng để phòng tránh những rủi ro về sức khỏe, sinh hoạt cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ cho công trình.
Hình ảnh công nhân đang thi công chống thấm trần nhà tại Đà Nẵng
3. Hướng dẫn cách chống thấm trần nhà bê tông đơn giản
3.1. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Nhựa đường được biết đến là một dạng chất lỏng hoặc là bán rắn màu đen, độ nhớt cao. Chúng có khả năng bám dính mạnh, có tính đàn hồi tốt, dẻo dai, dễ dàng khắc phục, kết nối các vết nứt trần nhà.
Bước 1: Để phương pháp chống thấm trần hiệu quả hơn, bạn cần vệ sinh sạch trần nhà, bóc hết các lớp vảy bên ngoài sau đó quét một lớp primer gốc nhựa đường và chờ khô
Bước 2: Từ từ quét nhựa đường lên trần nhà, dùng lực miết chặt nhằm giảm hiện tượng các túi khí bị rỗng ở bên dưới, đảm bảo trần nhà chống thấm đạt chuẩn.
Bước 3: Có thể bơm nước lên các bề mặt bạn vừa quét nhựa đường nhằm kiểm tra hiệu quả chống thấm sau khi quét
Bước 4: Cuối cùng, bạn dùng xi măng trám một lớp khoảng 3cm lên phía trên, để đảm bảo nó được chống thấm hoàn toàn
3.2. Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sika là sản phẩm chống thấm có dạng lỏng, dễ sử dụng và được rất nhiều nhà thầu sử dụng khi thi công bởi khả năng kháng nước hiệu quả. Nó có thể chống thẩm thấu và hình thành lớp bảo vệ có thể chống nước và có độ bền tương đối cao.
Bước 1: Đổ sika lên những bề mặt có vết nứt và các rãnh trên trần nhà.
Bước 2: Sau đó, phủ một lớp sika chống thấm trên trần nhà. Tiếp tục quét thêm 2 lớp chống thấm và đợi khoảng 3 - 5 phút để hóa chất khô ráo.
Bước 3: Có thể bơm một lượng nước nhất định lên trần nhà nhằm kiểm tra lại hiệu quả sau khi đổ Sika
3.3. Chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Keo chống thấm trần được dùng để lấp đầy các vết nứt nhỏ li ti trên bề mặt trần nhà, ngăn nước ngấm sâu vào bên trong, phù hợp với những trần nhà bị thấm dột nhẹ. Đây là phương pháp phổ biến, an toàn, tiết kiệm và đơn giản mà bất cứ hộ gia đình nào cũng có thể dùng.
Bước 1: Để phương pháp chống thấm trần hiệu quả hơn, bạn nên vệ sinh sạch trần, bóc hết các lớp vảy bên ngoài ra.
Bước 2: Sử dụng keo chống thấm quét một lớp mỏng lên những bề mặt có vết nứt trên trần nhà. Tiếp đến, quét lên bề mặt thêm 2 lớp keo đã chuẩn bị trước. Chú ý chỉ quét lớp keo thứ 2 sau khi lớp keo thứ nhất đã hoàn toàn khô ráo.
Bước 3: Bước cuối, kiểm tra một lần nữa những vết nứt đã được quét có đảm bảo đạt chuẩn, đạt thẩm mỹ hay chưa.
Xem thêm: Dịch vụ sửa nhà trọn gói Đà Nẵng
3.4. Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Sơn chống thấm trần nhà không quá thiên về khả năng chống thấm nhưng lại rất phù hợp với những công trình mang tính thẩm mỹ, bởi khả năng chống thấm và tính thẩm mỹ cao mà nó mang lại.
Bước 1: Để phương pháp chống thấm trần hiệu quả hơn, bạn nên vệ sinh sạch trần sạch sẽ trước khi quét sơn nhằm giúp bề mặt láng mịn và thẩm mỹ hơn
Bước 2: Sau đó, bạn quét sơn chống thấm lên toàn bộ trần nhà, lấp kín những bề mặt có vết nứt
Bước 3: Kiểm tra một lần nữa những vết nứt đã được quét có đảm bảo đạt chuẩn, đạt thẩm mỹ hay chưa. kiềm cao.
3.5. Chống thấm trần nhà bằng phương pháp khò nóng
Phương pháp khò nóng sẽ tạo ra một màng chống thấm khò nhiệt hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum. Đây là màng chống thấm dẻo, có khả năng chịu nhiệt cao, chống được tia tử ngoại UV.
Chống thấm trần nhà bằng phương pháp khò nóng
Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, khá phức tạp nhưng khả năng chống thấm của nó cực kì hiệu quả gần như tuyệt đối. Đây là phương pháp mang tính ứng dụng cao: chống thấm khe tường tiếp giáp, chống thấm sân thượng, chống thấm hồ chứa nước, bể chứa nước,…
Bước 1: Để phương pháp chống thấm trần hiệu quả hơn, cần vệ sinh sạch trần trước khi thực hiện.
Bước 2: Tiếp đến, đo cắt màng chống thấm. Yêu cầu của quy trình này là cắt các mép nối cần chồng lấn lên nhau từ 50 - 60 mm.
Bước 3: Sau đó quét lớp mỏng lót primer gốc bitum lên bề mặt sàn nhằm nâng cao độ bám dính.
Bước 4: Tiếp tục dùng đèn khò gas khò phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu tan chảy.
Bước 5: Những nơi được chồng lấn thì dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng.
Bước 6: Cuối cùng, bơm một lượng nước nhất định lên trần nhà nhằm kiểm tra lại hiệu quả sau khi chống thấm Sau khoảng 24 tiếng nếu không xuất hiện hiện tượng thấm trần nhà thì phương pháp này đã thành công. Một số lưu ý khi chống thấm trần nhà Trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây thấm trần nhà cũng như tình trạng vết nứt trần nhà để chọn ra được phương pháp chống thấm trần thích hợp.
Lựa chọn vật liệu keo, sơn,... chống thấm chất lượng đạt chuẩn Trước khi tiến hành gia công chống thấm trần, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ trần nhà đảm bảo bề mặt phẳng, láng nhằm giúp cho quá trình thực hiện dễ dàng, đảm bảo kết quả đạt thẩm mỹ. Trong quá trình tiến hành chống thấm cần đảm bảo thực hiện các bước, cách làm đạt chuẩn yêu cầu nhằm hạn chế những sai sót không đáng có khi chống thấm trần nhà.
Trên đây là những chia sẻ của Nghĩa Hưng Tapro về những phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả. Hi vọng, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho khách hàng trong quá trình nâng cấp, cải tạo nhà! Nếu cần thêm thông tin và tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé. Hẹn gặp lại!
Tin mới
- Chi phí cải tạo nhà cấp 4 tiết kiệm nhất - 17/03/2023 06:28
- Phương án cải tạo nhà 2 tầng tiết kiệm chi phí đẹp như xây mới - 15/03/2023 10:04
- Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ tiết kiệm chi phí mà đẹp như mới - 10/03/2023 04:13
- Cách chống thấm tường nhà triệt để 100% mà tiết kiệm chi phí - 08/03/2023 06:34
- Hướng dẫn đổ bê tông sàn chuẩn kỹ thuật nhất - 08/03/2023 02:22