- Nghĩa Hưng
- Tin tức
- Lượt xem: 672
Hướng dẫn đổ bê tông sàn chuẩn kỹ thuật nhất
Quy trình thi công nhà ở luôn là mối quan tâm lớn của các nhà thầu bởi vì giai đoạn nào cũng đòi hỏi kỹ thuật chuẩn chỉnh, đặc biệt là quy trình đổ sàn bê tông. Đây là bước tạo nên kết cấu vững chắc quyết định yếu tố bền vững và thẩm mỹ cho căn nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc về quy trình đổ bê tông sàn một cách cụ thể, chuẩn xác hơn.
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
1. Đổ bê tông sàn là gì ?
Bê tông là một hỗn hợp được tạo ra bằng cách trộn các chất như: Xi măng, nước, nhựa đường, phụ gia xây dựng, đá, sỏi lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định.
Đổ bê tông chính là thực hiện trộn các thành phần này lại với nhau thành một khối đá cứng và rắn. Quá trình này được sử dụng rất phổ biến trong việc thi công các công trình xây dựng.
2. Cần lưu ý và chuẩn bị những gì trước khi đổ bê tông sàn ?
Những lưu ý khi chọn nguyên vật liệu thi công Trong quá trình thi công bê tông sàn, nhà thầu phải đảm bảo về chất lượng, phù đáp ứng những yêu cầu riêng của nguyên vật liệu như:
Cát: Nên chọn cát có mô đun độ lớn từ 2 – 3,3.
Đá hoặc sỏi cốt liệu: Nên có mác lớn hơn mác bê tông định chế tạo ít nhất 1,5 lần. Kích thước của viên đá lớn nhất phải nhỏ hơn 1/3 chiều dày nhỏ nhất của cấu kiện bê tông.
Giai đoạn chuẩn bị cho việc thi công đổ bê tông sàn Để sàn nhà được hoàn thiện, Nhà thầu luôn cần có quá trình chuẩn bị chu đáo mọi thứ giúp cho quá trình thi công dễ dàng và đạt hiệu quả. Để làm được điều đó, cần chú trọng khâu chuẩn bị trước khi thực hiện như sau:
- Cần phải tính toán nguyên vật liệu, lực lượng thi công, số lượng các loại máy móc thiết bị cần thiết.
- Tính toán thời gian đổ bê tông hợp lý và hiệu quả.
- Tính toán mặt bằng thi công khi thực hiện việc đổ bê tông.
- Cần chọn ra khu vực đổ bê tông an toàn, tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
- Dọn dẹp sạch sẽ khu vực chuẩn bị thi công.
- Kiểm tra lại các nguyên vật liệu, máy móc trước khi vận hành thi công.
- Sử dụng đầm rung và đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn dày hơn 30cm.
- Kiểm tra sàn đổ bê tông đã đạt độ chuẩn xác về độ nhẵn và không được ngập nước.
Công tác kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đổ sàn của Nghĩa Hưng Tapro
3. Quy trình đổ bê tông sàn chuẩn xác và chi tiết nhất
Đổ bê tông sàn là một trong những giai đoạn quan trọng của một công trình, do đó đổ bê tông cũng có những tiêu chuẩn xây dựng, những nguyên tắc cụ thể như sau: .
Với nhà dân dụng, sàn nhà không cần cốt thép khung và đai khi đổ sàn, bởi vì sàn nhà có bề ngang rộng và chiều dày nhỏ từ 8 -10cm. Nhưng với nhà xưởng thì khác, cần phải thi công thêm lớp lưới thép để có thể chịu tải cao hơn.
Đảm bảo không xảy ra hiện tượng thấm ngược sàn nhà xưởng, nhằm tránh tình trạng ẩm thấp sàn, phòng ngừa những thiệt hại trong quá trình bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm hay máy móc.
Cần đổ bê tông sàn nhà xưởng theo hướng giật lùi. Mặt sàn chia thành nhiều dải riêng để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. Thực hiện đổ từng dải, theo trình tự từ trong ra ngoài, từ thấp lên cao.
Công tác đổ bê tông sàn nhà đà nẵng
Phải đảm bảo quá trình được thực hiện một cáchcách liên tục, hạn chế tạo nên những điểm dừng, trừ trường hợp xưởng quá rộng mới cần có giải pháp xử lý mạch ngừng hiệu quả.
Đối với đổ bê tông sàn xưởng, các công trình lớn cần xem xét về thời tiết, tránh thời điểm đất ẩm ướt, có mưa khiến gián đoạn việc đổ bê tông cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
Khi đổ sàn nhà xưởng đến cách dầm chính khoảng 1m, bắt đầu đổ dầm chính. Tiếp tục đổ bê tông dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5-10cm, sau đó đổ tiếp bê tông sàn.
Tránh tình trạng nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, sao phải tiến hành nhanh chóng, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.
Bảo dưỡng bề mặt bê tông đến khi bê tông đạt được độ liên kết nhất định, sau đó có thể tiến hành thi công tiếp. Tùy thuộc vào thời tiết và loại đổ bê tông mà thời gian thi công lại sẽ có sự thay đổi. Đối với thi công sàn, thường mùa hè sẽ là sau 1,5 ngày và với mùa đông là khoảng 3 ngày.
Công tác bảo dưỡng bê tông sàn
4. Những lưu ý trong quá trình thi công đổ bê tông sàn
Nếu chuẩn bị trước khi thi công giúp bạn dễ dàng và đảm bảo hiệu quả hơn thì những lưu ý trong khi thực hiện cũng quan trọng không kém. Giúp bạn đạt được kết quả tối ưu, chuẩn xác và đảm bảo chất lượng hơn:
An toàn khi thi công : Trong quá trình tiến hành đổ bê tông, cần chú ý mạnh.
Chú ý thời điểm nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải được trộn lại. Tuy nhiên, không nên thêm nước vào vì vữa bê tông ngót nước sẽ khiến thao tác kém linh hoạt hơn. Nếu trộn thêm nước, lượng nước thừa sẽ khiến cho vữa bê tông bị nhão và giảm cường độ chịu lực
Trên đây là những chia sẻ của Nghĩa Hưng Tapro về những kỹ thuật đổ bê tông sàn chuẩn nhất. Hi vọng, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho khách hàng trong quá trình xây dựng nhà! Nếu cần thêm thông tin và tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé. Hẹn gặp lại!
Tin mới
- Phương pháp cải tạo nhà bếp cũ hợp lý đẹp như mới - 18/03/2023 03:12
- Chi phí cải tạo nhà cấp 4 tiết kiệm nhất - 17/03/2023 06:28
- Phương án cải tạo nhà 2 tầng tiết kiệm chi phí đẹp như xây mới - 15/03/2023 10:04
- Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ tiết kiệm chi phí mà đẹp như mới - 10/03/2023 04:13
- Cách chống thấm tường nhà triệt để 100% mà tiết kiệm chi phí - 08/03/2023 06:34