- Nghĩa Hưng
- Tin tức
- Lượt xem: 26
Mách bạn kỹ thuật trát tường siêu chuẩn không phải ai cũng biết
Kỹ thuật trát tường tưởng như đơn giản nhưng thực sự rất khó đối với những người chưa có kinh nghiệm. Trát tường không chuẩn gây ra tình trạng tường không phẳng, mất sự thẩm mỹ người xem và thậm chí còn bị bong tróc, nứt. Hiểu được điều đó, Nghĩa Hưng Tapro xin chia sẻ tới bạn cách trát tường sao cho đúng kỹ thuật giúp ngôi nhà của bạn đảm bảo được chất lượng và thẩm mỹ.
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
1. Một số lý do nên trát tường khi xây nhà
Trát tường phẳng được cho là quan trọng trong các giai đoạn khi xây nhà. Một lớp trát tường tốt sẽ giúp cho công trình của bạn có độ bền bỉ cao dù có những tác động xấu của môi trường như: mưa gió, nồm ẩm,...tránh được tình trạng ẩm mốc hay nứt vỡ. Nó được xem như là liều thuốc nhằm gia tăng tuổi thọ thêm cho bờ tường của những ngôi nhà.
Bên cạnh đó, trát tường còn giúp cho ngôi nhà của bạn tăng thêm tính thẩm mỹ, sự hài hòa giữa không gian mặt phẳng tạo cảm giác thích thú cho người nhìn. Chủ đầu tư nên chọn các chất liệu, loại vữa có màu sắc phù hợp với phong cách thiết kế công trình.
2. Những điều bạn cần phải chuẩn bị đúng với kỹ thuật trát tường
Như đã đề cập ở trên, trát tường không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Bạn cần phải nắm rõ từng công đoạn cần làm gì và chuẩn bị gì để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Dưới đây là những điều mà chủ đầu tư cần lưu ý chuẩn bị trong quá trình trát tường
2.1. Chuẩn bị phần bề mặt trát
- Hoàn thiện công đoạn lắp đặt các loại ống ngầm, dây điện trong tường thì bước tiếp đó là thực hiện trát tường phẳng.
- Mặt trát nhám và sạch được cho đủ điều kiện lớp bám chắc chắn, đảm bảo.
- Cần phải làm sạch bề mặt trước khi tiến hành trát bằng cách cọ rửa sạch các bụi bẩn, lớp dầu mỡ và tưới nước lên.
- Cần xử lý tạo ra độ nhám cho trần bê tông.
- Đảm bảo tiến hành trát tường nhanh chóng. Muốn tăng được độ bám của vữa và không bị lỗi nứt chân chim thì phải thực hiện phun nước trên bề mặt trát tường.
2.2. Chuẩn bị công đoạn trộn vữa
- Các dụng cụ cần phải chuẩn bị bao gồm: cổ hộc đựng vữa, xẻng hình đầu vuông, cuốc lưỡi trong, xe cải tiến, xe cút kít, xô chậu, bột màu, sàng lọc vôi, rây sàng xi măng.
- Sàng lưới loại 1,5x1,5mm cát trát cần nhằm loại bỏ đi các tạp chất như bùn, đất, rác. Điều này giúp hạn chế rủi ro nứt bề mặt ngay lúc trát tường phẳng.
- Vữa trần cát đúng tiêu chuẩn quy định, định mức khi trộn vữa trát mác 75 và cần theo đúng các phương pháp khi trát tường phẳng, trộn vữa theo chuẩn để bảo đảm mức độ bám dính.
- Căn cứ đúng theo với chiều mũ đinh nằm ở 2 góc cạnh, dùng dây cước để căng ngang, cách đúng 2m thì tiến hành buộc phải đóng một đinh và cùng mũ chạm dây dọi.
- Đánh dốc mốc bằng cột vữa, mạch gỗ hoặc đinh. Chiều rộng giữa các cột vữa là 8-12cm, cách với nhau tầm 1,5-2cm của chiều cao cột vữa bằng với chiều lớp vữa khi hoàn thiện.
2.3. Chuẩn bị công đoạn đắp mốc
- Đắp mốc là công đoạn quan trọng trước khi tiến hành trát tường phẳng. Mốc phải đảm bảo đặt đúng vị trí, cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Khi trát tường phải chú ý ngay trên bề mặt tường trát, khoảng cách vị trí giữa trần và mặt tường bên là 15 - 20cm, sau đó đóng đinh tại 2 vị trí này.
- Theo vị trí mũi đinh nằm 2 góc, thợ nên dùng dây cước để căng ngang. Đóng một đinh và đảm bảo mũi đinh chạm dây dọi với khoảng cách 2m đóng 1 lần.
- Đánh dốc mốc bằng các vật dụng như dùng cột vữa, đinh, mạch gỗ. Khoảng cách bề rộng cột vữa khoảng 8-12 cm, chiều dày lớp vữa bằng với chiều cao cột vữa cách nhau tầm 1,5 - 2 cm.
3. Kỹ thuật trát tường chuẩn đúng chỉ với 4 bước
Kỹ thuật trát tường đòi hỏi nhiều yêu cầu và kinh nghiệm mà các công nhân trong nghề phải đáp ứng được. Dưới đây Nghĩa Hưng Tapro sẽ chia sẻ đến các nhà chủ đầu tư một số cách trát tường đúng chuẩn kỹ thuật rất hay áp dụng nhé.
- Chuẩn bị một số dụng cụ sử dụng phổ biến khi trát tường: Thước, bàn xoa, bay,...
- Kiểm tra bề mặt tường, tiến hành đục đi các chỗ bị lồi và đắp thêm ở những chỗ lõm nhằm tạo nên mặt bằng phẳng.
- Trát theo thứ tự từ trên xuống, tuyệt đối không trát từ dưới lên. Độ dày của lớp vữa sẽ phụ thuộc vào độ phẳng nền trát, tính thẩm mỹ, loại vữa và loại kết cấu sử dụng.
- Chiều dày lý tưởng của lớp trát khoảng 10mm-12mm. Có thể chấp nhận dày hơn khi trát, tuy nhiên cần dùng biện pháp chống lở thông qua trát ngay trên lớp móng hoặc lớp thép.
Trên đây là bài viết mà Nghĩa Hưng Tapro muốn chia sẻ đến các chủ đầu tư một số kỹ thuật trát tường chuẩn hay được áp dụng. Hy vọng với những thông tin hữu ích đó giúp chủ nhà nắm rõ hơn về các kỹ thuật. giúp công trình thi công được đúng như ý mình mong muốn. Đừng quên liên hệ ngay với Nghĩa Hưng Tapro để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc nhanh nhất.
Các tin khác
- 100+ mẫu nhà 400 triệu ở nông thôn đẹp vạn người mê - 18/11/2024 13:18
- Mách bạn kinh nghiệm xây nhà đẹp, chi phí rẻ không phải ai cũng biết - 16/11/2024 16:16
- Cách tính chi phí xây nhà gác lửng 3 phòng ngủ chi tiết từ A - Z - 14/11/2024 15:59
- Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 3 phòng ngủ chính xác nhất - 12/11/2024 17:17
- Đơn giá xây dựng nhà cấp 4 trọn gói chính xác nhất - 11/11/2024 16:27