- Nghĩa Hưng
- Tin tức
- Lượt xem: 59
Mách bạn kinh nghiệm xây nhà đẹp, chi phí rẻ không phải ai cũng biết
Kinh nghiệm xây nhà không phải ai cũng muốn chia sẻ tới các gia chủ, đặc biệt là những đơn vị chuyên thiết kế - thi công xây dựng. Ai cũng muốn sở hữu được một ngôi nhà đẹp, bền bỉ theo thời gian vì đó là nơi an cư lạc nghiệp lâu dài của mình. Hiểu được điều đó, Nghĩa Hưng Tapro sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm vô cùng hữu ích trong quá trình xây nhà ở của mình. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
1. Xây nhà có thực sự đơn giản?
Dựa vào lý thuyết thì xây nhà gồm hai hạng mục như sau:
- Xây phần thô ( được hiểu là một quá trình nhằm tạo ra kết cấu của khung nhà )
- Xây phần hoàn thiện ( được hiểu là một quá trình gồm lát gạch, trát vữa, sơn tường,... công đoạn hoàn thiện nhà vào ở)
Tưởng như đây là điều rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được và nó chỉ phù hợp với những bàn tay của thợ lâu năm lành nghề. Xây nhà có kỹ thuật cao cũng được tích lũy, trau dồi kinh nghiệm qua các công trình lớn hay nhỏ và từ đó mới có được những kỹ năng thực tế.
2. 06 kinh nghiệm xây nhà mà bạn không thể bỏ qua
Để sở hữu được một ngôi nhà đẹp, rẻ và quá trình thi công thuận lợi thì dưới đây là một số kinh nghiệm xây nhà “ vàng “ mà bạn không thể bỏ qua.
2.1. Dự toán chi phí kỹ càng
Vấn đề tài chính luôn được đặt ra đầu tiên khi các chủ đầu tư có kế hoạch xây nhà. Bạn nên chuẩn bị kinh phí cẩn thận và đầy đủ để sử dụng linh hoạt trong quá trình thi công. Tránh tình trạng khi đang thi công ở hạng mục nào đó mà lại hết nguồn tiền bởi các chi phí phát sinh khác. Nên dự toán cho giai đoạn này và các giai đoạn khác, không nên bỏ sót hạng mục nào.
Dự tính chi phí cơ bản bằng cách tìm hiểu các đơn giá xây dựng ở các nhà thầu xây dựng, có công thức tính riêng dựa trên mét vuông. Bên cạnh đó, cần dự tính sắm sửa các vật dụng, nội thất nào và tìm hiểu dần. Tuy nhiên, khoản nội thật bạn vẫn có thể sắm sửa từng ít một khi cần thiết.
Việc phát sinh những chi phí khác là điều chắc chắn xảy ra khi thi công. Vì vậy, các gia chủ nên dự phòng thêm 20 - 30% so với chi phí ước tính ban đầu.
2.2. Lên ý tưởng thiết kế, công năng và nhu cầu sinh hoạt
Bạn nên xác định rõ được nhu cầu nhà ở, các phòng chức năng, phong cách thiết kế như thế nào. Thời đại công nghệ 4.0 phát triển nên rất tiện cho việc lên các trang mạng xã hội tham khảo các mẫu thiết kế 4D và thực tế.
Trước hết, bạn nên ưu tiên xem lối kiến trúc yêu thích, sau đó xem mục đích sử dụng căn nhà của mình là để ở, để kinh doanh hay để ở kết hợp kinh doanh. Tiếp đến, xác định tổng bao nhiêu thành viên sẽ sống trong căn nhà để lên số phòng ngủ dự tính. Liệt kê đầy đủ để khi gặp các bạn kiến trúc sư họ sẽ lên phương án dễ dàng và sát với nhu cầu của khách hàng.
2.3. Nắm rõ các thủ tục pháp lý khi xây nhà
Khi xây nhà, thủ tục pháp lý là điều bắt buộc mà Nhà nước ban hành. Chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng và nên tự mình đi xử lý các thủ tục giấy tờ. Tốt nhất không nên ủy quyền cho bên nhà thầu đảm nhận. Bởi vì việc bạn tự lo liệu sẽ giúp trang bị cho mình các kiến thức nên biết, tránh tình trạng sau này không biết xử lý khi không may xảy ra một số rủi ro.
Các thủ tục pháp lý mà bạn nên xem xét kỹ càng đó là quy hoạch lộ giới, quyền sở hữu nhà và đất, chiều cao nhà, số tầng cho phép, khoảng lùi,...để lên được ý tưởng thiết kế căn nhà phù hợp với luật. Có một số trường hợp công trình khi đang thi công bị đình chỉ vì làm trái phép với luật Nhà nước ban hành.
2.4. Tìm kiếm và làm việc cùng đơn vị thiết kế - thi công chuyên nghiệp
Tìm hiểu kỹ và lựa chọn một đơn vị nhà thầu “ chọn mặt gửi vàng “ chuyên nghiệp để giúp bạn kiến tạo nên không gian sống lý tưởng. Trước hết nên ưu tiên những đơn vị gần nhà để thuận tiện trong việc xây dựng, bảo hành, hậu mãi sau này. Lựa chọn nhà thầu được khách hàng đánh giá uy tín, chuyên nghiệp thông qua việc tìm hiểu trên mạng, hỏi bạn bè xung quanh mình.
Quá trình làm việc cùng kiến trúc sư của nhà thầu cũng rất quan trọng. Họ sẽ là người giúp các gia chủ kiến tạo nên một không gian sống phù hợp. Vì vậy, chủ nhà nên chuẩn bị sẵn mọi kế hoạch về chi phí và nhu cầu nhà ở để chia sẻ và nhờ đến sự tư vấn của các bạn kiến trúc sư. Họ sẽ lắng nghe những mong muốn về ngôi nhà của bạn và đưa ra bản vẽ thiết kế chuẩn chỉnh nhất bằng những kinh nghiệm, kiến thức và tính thẩm mỹ có sẵn trong người họ.
2.5. Lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp
Vật tư xây dựng là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều gia chủ. Vật liệu đắt tiền thì dễ gây ra tình trạng lãng phí khi sử dụng không phù hợp với nhu cầu của chủ nhà. Ngược lại, vật liệu ít tiền lại gây nên chất lượng kém của ngôi nhà sau này về lâu dài. Vì vậy, chủ đầu tư nên tìm hiểu, tham khảo kỹ về các loại vật liệu xây dựng cũng như mức giá để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định hợp lý nhất trong quá trình thi công công trình nhà ở của mình.
Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm xây nhà mà các gia chủ không nên bỏ qua. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan và dễ lên kế hoạch xây dựng nhà ở cho mình. Liên hệ ngay với Nghĩa Hưng Tapro nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị thi công chuyên nghiệp nhé.
Tin mới
- Mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 8m hiện đại và thịnh hành 2025 - 26/11/2024 04:30
- Mẫu nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh – Xu hướng thiết kế nổi bật năm 2025 - 26/11/2024 03:04
- Bật mí kỹ thuật tô tường đúng cách chi tiết từ A - Z - 22/11/2024 16:04
- Mách bạn kỹ thuật trát tường siêu chuẩn không phải ai cũng biết - 19/11/2024 15:31
- 100+ mẫu nhà 400 triệu ở nông thôn đẹp vạn người mê - 18/11/2024 13:18
Các tin khác
- Cách tính chi phí xây nhà gác lửng 3 phòng ngủ chi tiết từ A - Z - 14/11/2024 15:59
- Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 3 phòng ngủ chính xác nhất - 12/11/2024 17:17
- Đơn giá xây dựng nhà cấp 4 trọn gói chính xác nhất - 11/11/2024 16:27
- Giá xây dựng nhà 2 tầng chi tiết và mới nhất năm 2025 - 10/11/2024 16:20
- Nâng tầng nhà phố - Nâng tầng không gian sống của bạn - 08/11/2024 17:11