- Nghĩa Hưng
- Tin tức
- Lượt xem: 1393
Phương pháp cải tạo nhà bếp cũ hợp lý đẹp như mới
Cải tạo nhà bếp nhằm mục đích bố trí công năng hợp lý hơn, phù hợp với không gian nội thất của ngôi nhà hoặc phù hợp với phong thủy của gia chủ. Cải tạo nhà bếp là công việc rất cần thiết khi nhà bếp của bạn xuống cấp. Bếp không chỉ đóng vai trò là một khu vực chức năng của ngôi nhà mà còn là nơi những món ăn ngon, món ăn tinh thần được tạo ra. Hơn thế nữa, bếp còn là nơi giúp hâm nóng và vun đắp tình cảm gia đình. Căn bếp thật sự có ý nghĩa, vậy nên một căn bếp đẹp, gọn gàng tiện nghi sẽ đóng vai trò lớn đến mâm cơm, hạnh phúc gia đình bạn.
Tuy nhiên bếp lại là nơi nhanh xuống cấp nhất trong căn nhà vì nơi này chịu tác động của nhiệt của nước, thế nên sau một thời gian sử dụng nhiều căn bếp nhanh chóng trở nên cũ kĩ. Bài viết này Nghĩa Hưng Tapro chia sẻ những giải pháp hiệu quả giúp căn bếp nhà bạn lấy lại được vẻ ngoài ngăn nắp vốn có.
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
- 1. Khi nào cần cải tạo lại không gian bếp?
- 2. Những phương án cải tạo nhà bếp cũ hiệu quả
- 2.1. Cải tạo bếp cũ bằng cách thay đổi bố cục tổng thể
- 2.2. Đổi mới tường của căn bếp cũ
- 2.3. Thay thế tủ bếp cũ bằng tủ bếp phù hợp hơn
- 2.4. Dùng kệ treo tường để tiết kiệm không gian
- 2.5. Sử dụng thêm phụ kiện tủ bếp thông minh
- 2.6. Điều chỉnh lại màu ánh sáng để phù hợp với gian bếp
- 2.7. Trang trí hoặc thêm mới nội thất
- 3. Những lưu ý cần biết khi cải tạo bếp cũ
1. Khi nào cần cải tạo lại không gian bếp?
Cải tạo nhà bếp ngoài lợi ích giúp làm mới lại căn bếp, nó còn giúp không gian nhà bếp thêm tiện nghi, mang lại cảm giác cảm giác thoải mái, ấm cúng mà việc cải tạo lại nội thất bếp cũng liên quan rất nhiều đến yếu tố phong thủy. Nếu trong quá trình cải tạo, bạn bài trí lại một cách phù hợp thì chính không gian này có thể mang đến những điều may mắn, tài lộc cho gia đình bạn.
Căn bếp cũ lột xác sau khi được cải tạo
Những lợi ích mà việc cải tạo nhà bếp mang lại:
Cải tạo nhà bếp giúp thay đổi phong thủy tốt: Phong thủy là yếu tố quan trọng mà rất nhiều người quan tâm khi có ý định xây dựng và cải tạo bất kỳ không gian nào, bởi vì phong thủy có sức ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia đình. Do đó, khi chuyển đến một ngôi nhà ở mới nhưng hướng nhà bếp không đạt chuẩn phong thủy thì đa phần gia chủ sẽ lựa chọn cải tạo nhà bếp để có thể giúp không gian hợp phong thủy hơn cũng như mang đến vượng khí tốt cho gia đình.
Cải tạo nội thất nhà bếp giúp tăng sự tiện nghi khi sử dụng: Việc cải tạo nhà bếp sẽ mang đến một diện mạo mới cho không gian nấu nướng, giúp các thành viên muốn quây quần nơi bếp, từ đó giữ lửa yêu thương của gia đình. Bên cạnh việc đảm bảo được tính thẩm mỹ, điều này còn làm tăng sự tiện nghi cho căn bếp.
Vì vậy, thay vì tận dụng lại những món đồ cũ kĩ trước đó thì bạn nên chi tiền để sắm sửa những món đồ nội thất nhà bếp thông minh hơn. Tuy mức đầu tư ban đầu khá cao nhưng giá trị của việc này sẽ mang đến được nhiều tiện ích lâu dài hơn cũng như đảm bảo công năng trong quá trình sinh hoạt.
Giúp sắp xếp các vật dụng phòng bếp một cách gọn gàng hơn: Cải tạo giúp bạn dễ dàng tăng thêm diện tích lưu trữ bằng cách tận dụng mọi ngóc ngách. Bên cạnh đó khi cải tạo, sửa chữa nhà bếp bạn dễ dàng lắp đặt thêm thiết bị Sau khi việc cải tạo không gian bếp hoàn thiện, thành quả mang lại chính là gia đình bạn sẽ có một không gian nấu nướng thoải mái, đẹp mắt nhất cho gia đình.
Mẫu bếp hiện đại thường được ưa chuộng khi quyết định cải tạo
2. Những phương án cải tạo nhà bếp cũ hiệu quả
2.1. Cải tạo bếp cũ bằng cách thay đổi bố cục tổng thể
Gian bếp sau nhiều năm sử dụng sẽ thường gặp phải tình trạng bừa bộn, bụi bẩn, dầu mỡ bám nhiều nên dù có lau chùi như thế nào chúng cũng không thể sạch sẽ và gọn gàng triệt để được. Để giải quyết vấn đề này thì gia chủ cần thay đổi lại kết cấu nhằm tạo ra một giao diện hoàn toàn mới. Dễ dàng làm mới và trở nên hiện đại hơn. Kết cấu thông thường của những gian bếp chung cư thường là chữ U, chữ L nhằm tiết kiệm không gian bếp.
Căn bếp được các kiến trúc sư cải tạo không chỉ phù hợp mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ
Ngoài ra, việc lựa chọn hình dáng bếp nên được tư vấn kỹ càng bởi Kiến Trúc Sư thì mới tạo ra thẩm mỹ đẹp nhất cho tổng thể căn hộ. Thay đổi trên là về mặt bố cục kết cấu khu bếp, còn về phần bài trí các thiết bị nhà bếp như: tủ bếp, phần hút mùi, bếp nấu … có thể tháo dỡ điều chỉnh sao cho hợp lý theo mô hình tự động hóa. Như vậy thì việc sửa chữa, lắp đặt hay kể cả vệ sinh sau khi sử dụng cũng dễ dàng thuận tiện hơn rất nhiều.
2.2. Đổi mới tường của căn bếp cũ
Những căn bếp cũ sau nhiều năm sử dụng thì màu sắc cũng như chất lượng bức tường sẽ bị giảm sút nặng nề do mốc bẩn gây ra và gần như không còn phương án sửa chữa. Có thể nói, để cải tạo làm mới lại một không gian nội thất thì phương pháp đơn giản bằng cách ốp lại tường, hai là sơn, ba là dùng giấy dán tường… Tùy vào hiện trạng thực tế sẽ có những giải pháp cải tạo bếp thích hợp. Sau thời gian dài sử dụng, tường phần bếp rất dễ bị bạc màu, bám mốc bẩn hay dầu mỡ.
Nên lựa chọn màu tường hòa hợp với bếp cũng như hợp phong thủy của gia chủ
Việc bạn muốn cải tạo nhà bếp lúc này rất đơn giản, bạn cần lựa chọn một màu sơn phù hợp cho gian bếp gồm: xanh nhạt, vàng nhẹ, kem trắng … hoặc có thể chọn tone màu đồng bộ với toàn bộ phòng khách, phòng ngủ. Nếu bạn thích điểm nhấn cá tính có thể chọn màu tương phản màu bếp hoặc sơn vẽ họa tiết đặc biệt cho tường bếp. Ngoài ra, bạn có thể dùng giấy dán tường với hình thù xinh xắn, vừa rẻ mà lại có rất nhiều option để bạn lựa chọn.
2.3. Thay thế tủ bếp cũ bằng tủ bếp phù hợp hơn
Tủ bếp là món đồ nội thất thường bắt gặp trong mỗi không gian bếp. Để lắp đặt tủ bếp thì chi phí rất cao, phương án này thật sự phù hợp khi tủ bếp nhà bạn đã quá cũ kỹ, thiếu an toàn (trong trường hợp tủ bếp vẫn đảm bảo thẩm mỹ, chất lượng thì không cần chọn phương án này mà có thể kê lại tủ, sơn cánh tủ hoặc trang trí cho đẹp …).
Tủ bếp được thay mới trông gọn gàng sạch sẽ hơn
Một số mẹo làm đẹp tủ bếp mà không cần thay mới:
Cách 1: Sơn màu cánh tủ, thay thế gạch ốp vuông thành kính ốp acrylic bóng gương để biến căn bếp cũ kỹ trở nên hiện đại, xóa tan sự nhàm chán của style truyền thống trước đây. Sử dụng những gam màu sắc thái mềm mại trên tủ bếp và khéo léo tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp nới rộng gian bếp tối đa.
Sơn mới cửa tủ là giải phá khá nhanh để làm mới bếp
Cách 2: Chọn thêm những mẫu đèn nhỏ lắp trần bếp đặc biệt là ở khu vực nấu nướng và bàn ăn. Phòng bếp luôn sáng sủa sẽ tạo cảm giác rộng rãi cho bất cứ căn phòng nào.
Đèn led được lắp ở trần tủ bếp khiến không gian bếp trở nên ấm cúng hơn
2.4. Dùng kệ treo tường để tiết kiệm không gian
Với những không gian phòng bếp nhỏ hẹp thì đây là cách làm cực kỳ hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công. Các kệ tủ lớn trên tường được thay thế bằng những thanh gỗ treo tường để chứa được nhiều đồ dùng nhà bếp hơn. Vừa gọn gàng, thẩm mỹ lại có thể làm mới không gian một cách cực kỳ sáng tạo.
Gắn kệ treo tường giúp tiết kiệm, tối ưu hóa không gian bếp
2.5. Sử dụng thêm phụ kiện tủ bếp thông minh
Một phần quan trọng của việc cải tạo bếp chính là tạo ra một không gian nấu nướng hiện đại, đầy đủ tiện nghi và bắt mắt hơn. Do đó, thay vì sử dụng những vật dụng đã cũ không đảm bảo an toàn, bạn nên đầu tư những phụ kiện tủ bếp thông minh hơn.
Phụ kiện nội thất thông minh mang lại không ít lợi ích cho nội trợ
Giải pháp này có hạn chế là chi phí cao nhưng lợi ích nó mang đến là tuyệt đối về tiện nghi và hiện đại, hơn nữa những phụ kiện thiết bị bếp còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp hơn.
2.6. Điều chỉnh lại màu ánh sáng để phù hợp với gian bếp
Không gian bếp khép kín, ánh sáng yếu sẽ làm căn bếp của bạn trông ảm đạm, điều này ảnh hưởng rất xấu trong phong thủy. Do đó cần điều chỉnh lại màu ánh sáng trong bếp bằng cách tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, vừa giúp không khí phòng bếp được lưu thông, dễ chịu vừa mang lại cảm giác thoải mái. Bạn cũng có thể tham khảo việc thay đổi đèn thành đèn chùm vừa thẩm mỹ vừa tạo ra một không gian lãng mạn.
Lắp cửa sổ bếp giúp thông thoáng vừa có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên
2.7. Trang trí hoặc thêm mới nội thất
Đồ trang trí là một vật không thể thiếu trong căn bếp, nó đóng vai trò không kém so với trang trí phòng khách. Một chậu cây xanh cạnh cửa sổ, một bình hoa trên bàn ăn hay những món đồ trang trí xinh xắn trên tường cũng tạo nên không khí lãng mạn ấm cúng cho gia đình. Ngoài ra, một bộ đồ đựng gia vị hay khăn trải bàn đều là những vật trang trí tạo điểm nhấn nổi bật cho căn bếp.
Căn bếp được trang trí nội thất hài hòa, mang lại vẻ đẹp tươi mới, ấm cúng
3. Những lưu ý cần biết khi cải tạo bếp cũ
Việc cải tạo đối với căn bếp nhỏ thật sự không quá khó khăn nhưng cải tạo sao cho đẹp và phù hợp với mong muốn gia chủ thì cần phải tính toán kỹ lưỡng. Bếp có đặc trưng là có nhiều đồ đạc nấu nướng và diện tích khá eo hẹp do vậy, khi cải tạo bếp cần lưu ý, xem xét cẩn thận để đảm bảo chất lượng cải tạo của bếp.
3.1. Xem xét yếu tố phong thủy
Bếp có thể nói là không gian phong thủy quan trọng nhất của ngôi nhà và quyết định trực tiếp tới sức khỏe, tài lộc và sự thịnh vượng của gia đình. Khi cải tạo bất cứ không gian nào cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc phong thủy. Đặc biệt, với việc thiết kế phòng bếp hợp phong thủy không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp gia đình cảm thấy an toàn và yên ấm hơn.
Trước khi cải tạo bạn nên tìm hiểu về ngũ hành, quẻ mệnh của từng gia chủ mà có thể tính toán các phương vị đặt đồ nội thất, kiểu dáng, cách bố trí hoặc xử lý màu sắc hợp lí nhất. Bởi vì màu sắc là yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác. Cách phối màu cho không gian cũng rất quan trọng, bạn có thể dựa trên sở thích cũng như là phong cách chủ đạo mà có thể lựa chọn màu sắc chủ đạo sao cho phù hợp nhất.
Sơ đồ phong thủy giúp lựa chọn hướng bếp phù hợp
Tuy nhiên, một góp ý nho nhỏ là với gian bếp bạn nên lựa chọn những gam màu trung tính, nhẹ nhàng hay các gam màu tự nhiên của vật liệu gỗ để giúp không gian thêm phần sang trọng và thoáng đãng, thoải mái hơn. Hạn chế sử dụng những gam màu nóng, rực rỡ vì sẽ khiến không gian trở nên oi bức và khó chịu.
Để đảm bảo yếu tố phong thủy của căn bếp, ngoài cẩn trọng trong lựa màu sắc tường thì việc bố trí không gian bếp cũng cần đảm bảo theo các quan niệm, nguyên tắc phong thủy. Theo đó tại đây đòi hỏi bạn cần phải tính toán phương hướng, vị trí đặt bếp sao cho phù hợp với niên mệnh của gia chủ. Lưu ý với phòng bếp thuộc hành Hỏa nên trong bố trí các đồ nội thất trong không gian thì bạn cũng cần cân nhắc theo các quan niệm ngũ hành tương sinh, tương khắc sao cho phù hợp nhất.
3.2. Lựa chọn vật liệu chịu nhiệt chống thấm
Trang trí theo sở thích cá nhân hoặc theo phong cách tổng thể chung, đảm bảo phong thủy là một phần. Khác với phòng khách hay phòng ngủ, thẩm mỹ thôi chưa đủ với một căn bếp, mà cần quan tâm nhiều tới khả năng chống ẩm, chịu nhiệt của vật liệu sử dụng.
Viền chống thấm hay giấy dán tường chịu nhiệt thường được dùng khi xây dựng, cải tạo bếp
Bởi vì, bếp là nơi nấu nướng sẽ có khói, hơi nước, dầu mỡ … vì vậy vấn đề dùng vật liệu chống thấm, nhiệt trong quá trình cải tạo nên được tiến hành thật cẩn thận.
3.3. Lựa chọn nội thất bên trong bếp phù hợp
Không gian nấu nướng trở nên hoàn hảo chính là khi mà các kích thước các đồ nội thất trong không gian như: tủ bếp, bàn ghế ăn,… được thiết kế phù hợp, bố trí hợp lý. Tùy thuộc vào diện tích cũng như kết cấu mỗi không gian bếp mà bạn có thể tính toán các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao đảm bảo cân đối nhất. Đặc biệt, khi bố trí các quầy cần chú ý khoảng cách giữa các khu vực chức năng hợp lý nhất nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như là sự tiện lợi khi sử dụng.
Căn bếp được sắp xếp, bố cục gọn gàng, hợp lí
3.4. Sắp xếp bố cục bếp phù hợp
Trong thiết kế cải tạo bếp đòi hỏi bạn cần phải biết cách sắp xếp và bố trí không gian sao cho hợp lý nhất để đảm bảo sự gọn gàng, đẹp mắt và tiện nghi . Và tùy thuộc vào kết cấu, căn cứ vào diện tích thực tế của không gian bếp để chọn loại, kiểu dáng tủ bếp hình chữ I, chữ L, chữ U,… sao cho phù hợp để có thể tạo khoảng trống đi lại và sử dụng tiện lợi cho các món đồ nội thất khác trong không gian trước khi tiến hành thực hiện cải tạo bếp.
Bếp có rất nhiều kiểu dáng, dễ lựa chọn tùy theo kết cấu ngôi nhà
Thông thường bố cục nhà bếp hẹp sẽ chọn hình chữ Nhất, còn bếp diện tích lớn chữ U và tùy thuộc vào không gian kết cấu mỗi căn bếp.
3.5. Dự trù ngân sách hợp lý khi cải tạo nhà bếp
Cải tạo khu vực bếp tuy nhỏ so với cải tạo nhà, nhưng để thực hiện được thì phải phụ thuộc không ít vào ngân sách đầu tư bởi vì bếp là một trong những không gian chứa nhiều vật dụng, thiết bị nấu nướng đắt tiền. Trước khi tiến hành thực hiện cải tạo, bạn cần phải lên danh sách các hạng mục muốn thay đổi như: tủ, bếp, sàn, tường, bàn ghế ăn … để phòng bị cũng như có cái nhìn tổng thể hơn về chi phí cải tạo bếp.
Căn bếp từ lâu luôn được xem là nơi giữ lửa cho gia đình cũng như cung cấp năng lượng sống cho cả nhà, được xem là nơi mang đến sự hưng thịnh của gia đình. Do đó việc cải tạo một căn bếp nếu nó đã trở nên cũ kỹ là vô cùng cần thiết. Vì căn bếp đẹp, tiện nghi sẽ giúp cho bữa cơm của gia đình bạn trở nên ấm áp, thoải mái hơn. Hy vọng bài viết này giúp bạn bổ sung một số kiến thức khi cải tạo nhà bếp, và đừng quên nếu bạn có nhu cầu cải tạo nhà Đà Nẵng hãy liên hệ ngay đội ngũ kỹ thuật của Nghĩa Hưng Tapro để được khảo sát và tư vấn miễn phí!
Tin mới
- Cải tạo văn phòng đơn giản hiện đại tiện nghi 100% - 30/03/2023 06:46
- Kinh nghiệm cải tạo phòng ngủ đẹp tiết kiệm chi phí - 29/03/2023 03:22
- Phương án cải tạo phòng khách nhà ống đẹp tiết kiệm chi phí - 27/03/2023 15:41
- Tổng hợp kinh nghiệm cải tạo nâng tầng nhà phố an toàn tiết kiệm chi phí - 23/03/2023 07:07
- Cải tạo nhà cấp 4 chữ L hiệu quả tiết kiệm chi phí - 23/03/2023 06:53
Các tin khác
- Chi phí cải tạo nhà cấp 4 tiết kiệm nhất - 17/03/2023 06:28
- Phương án cải tạo nhà 2 tầng tiết kiệm chi phí đẹp như xây mới - 15/03/2023 10:04
- Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ tiết kiệm chi phí mà đẹp như mới - 10/03/2023 04:13
- Cách chống thấm tường nhà triệt để 100% mà tiết kiệm chi phí - 08/03/2023 06:34
- Hướng dẫn đổ bê tông sàn chuẩn kỹ thuật nhất - 08/03/2023 02:22