logo

icon1  Phone: 093 588 73 68

Gọi để được tư vấn ngay!

Tin tức

Móng băng

Móng băng có vai trò gì trong các công trình xây dựng?

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Móng băng được xem là phương pháp xây dựng phổ biến nhất trong các công trình nhà ở hiện nay. Để đảm bảo có được một công trình kiên cố cũng như vững vàng theo thời gian, gắn bó với gia chủ qua những mưa lũ bất thường của thời tiết thì phần móng nhà là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định độ bền cho ngôi nhà.

Như câu nói “móng chắc thì nhà mới vững”, móng nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng, và móng băng có thể nói là loại móng mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả so với các dòng móng khác. Vậy thì móng băng là gì và có những công dụng quan trọng như thế nào mà lại được sử dụng rộng rãi như vậy? Sau đây hãy cùng Nghĩa Hưng Tapro đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé !

Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)

1. Móng băng là gì?

Móng băng là móng có đặc điểm về hình dạng như một dải dài, đứng độc lập hoặc có thể giao nhau theo hình chữ thập. Loại móng này được dùng để trụ đỡ toàn bộ kết cấu của căn nhà. Móng băng được sử dụng rất phổ biến tại các công trình nhà ở như biệt thự, nhà phố…bởi đặc tính có độ lún đồng đều, giúp cho công trình trở nên an toàn. Bên cạnh đó, giá cả của móng rất phải chăng, hợp lý.

Hình ảnh móng băng thực tế tại các công trìnhHình ảnh móng băng thực tế tại các công trình

Móng băng nằm trong nhóm móng nông trong bảng phân loại móng. Thường được xây trên các hố đào trần và sau đó được chôn trong khoảng 2m – 2,5m bằng cách lấp đất lại. Ngoài ra người ta sẽ lựa chọn loại móng phù hợp tùy thuộc vào địa hình, diện tích xây dựng, đặc biệt quan tâm đến độ cứng và lúng của nền đất.

>> Xem thêm: Cải Tạo Nhà Đà Nẵng - Sửa Nhà Đà Nẵng Trọn Gói Uy Tín Chất Lượng

2. Cấu tạo của móng băng 

Cấu tạo của móng băng gồm có: lớp bê tông lót móng, cánh móng (bản móng) chạy liên tục liên kết móng thành một khối và dầm móng. Khi đó lớp bê tông thường dài khoảng 100 mm. 

Bản vẽ mô tả hình ảnh chi tiết móng băngBản vẽ mô tả hình ảnh chi tiết móng băng

Về kích thước của móng:

  • Kích thước cánh móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm). 
  • Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm). 
  • Thép cánh móng phổ thông: Φ12a150. 
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150. 

Trong đó: 

– Φ (Phi): Là đường kính của thép. 

– a: Là khoảng cách giữa các đoạn thép. Ví dụ: Φ12a150 có nghĩa là thép phi 12 với khoảng cách thanh là 150mm. 

Lưu ý: những thông số ở trên là thông số phổ biến khi làm móng băng. Thông số này có thể thay đổi tùy thuộc theo mỗi loại hình công trình cũng như điều kiện thi công khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình.

Đối với trường hợp nền đất thi công yếu, chịu tải trọng thấp, cách thở thường sử dụng biện pháp gia cố thêm cọc tre hoặc cừ tràm ở dưới móng. 

3. Phân loại móng băng

Hiện nay, móng băng phổ biến trên thị trường gồm có 3 loại:

Xét theo vật liệu kết cấu gồm có:

  • Móng băng gạch 
  • Móng băng bê tông cốt thép

Xét theo tính chất độ, cứng gồm có:

  • Móng cứng Móng mềm 
  • Móng hỗn hợp
  • Móng kết hợp 

Xét theo phương vị gồm có:

  • Móng 1 phương: loại móng được dùng theo một phương duy nhất theo chiều ngang hoặc rộng. Với móng một phương, đường móng sẽ nằm song song với nhau và dựa vào diện tích phi công của công trình để xác định khoảng cách.
  • Móng 2 phương: loại móng có đường móng thiết kế theo hai phương vuông góc với nhau và giao nhau như hình ô bàn cờ.

4. Ưu và nhược điểm của móng băng:

Mỗi loại móng để mang những ưu nhược điểm riêng biệt, điều quan trọng là ưu nhược điểm của móng có phù hợp với công trình mà bạn đang xây dựng hay không. Do đó hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính hạn chế của móng băng để xem xét có phù hợp với công trình hay không nhé!

Ưu điểm: 

Giúp tăng cường tính liên kết giữa cột và tường theo một phương thẳng đứng.

Đảm bảo công trình được truyền tải trọng một cách đồng đều xuống các cọc bê tông ở bên dưới. Từ đó giảm được áp lực ở đáy móng công trình hiệu quả hơn.

Khả năng thi công tại những nơi công trình có nền đất, địa chất xấu, tính ổn định kém. 

Dễ dàng lún đều, hạn chế tình trạng sụt lún không đồng đều giữa các cột.

Quy trình thi công khá đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

Tính ổn định, chống trượt và chống lật của móng kém.

Sức chịu tải tương đối yếu: khó chống chọi được với những nơi có nhiều bùn, nền đất yếu, công trình có quy mô quá lớn.

5. Khi nào nên sử dụng móng băng? 

Như đã phân tích ưu nhược điểm ở trên, có thể dễ dàng nhận thấy móng băng chỉ nên được sử dụng đối với những công trình có quy mô nhỏ hoặc thấp tầng, tải trọng thấp như nhà cấp 4, nhà phố dưới 3 tầng, biệt thự nhà vườn…

Đặc biệt chú ý hôm nay tiến hành thi công móng băng tại các khu vực có nền đất yếu, tính ổn định thấp và nhiều bùn lầy.

6. Quy trình thi công móng băng đạt tiêu chuẩn 

Cần đảm bảo những bước sau đây để giúp cho quy trình thi công móng băng đạt tiêu chuẩn ổn định và chính xác nhất.

6.1. Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu 

Bước này rất quan trọng và là công tác đầu tiên cần phải tiến hành khi thi công công trình. Giải phóng mặt bằng sẽ giúp đơn vị thi công xác định được vị trí hố móng để đóng cọc, đồng thời dễ dàng dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng khu đất hơn.

Bước đầu tiên khi làm móng là tiến hành phóng mặt bằng để chuẩn bị hố móngBước đầu tiên khi làm móng là tiến hành phóng mặt bằng để chuẩn bị hố móng

Song song với giải phóng mặt bằng, đơn vị còn phải tiến hành chuẩn bị những nguyên vật liệu cần thiết như: thép, đá, cát, xi măng… và các thiết bị, máy móc liên quan. Với những đơn vị thi công chuyên nghiệp, bước này sẽ được chuẩn bị đầy đủ trọn gói và dễ dàng nên bạn có thể yên tâm.

6.2. Bước 2: Đào đất hố móng và làm phẳng mặt hố 

Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ khu đất làm hố móng, cách thợ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để định vị cách chụp móng và tiến hành đào hố móng theo các vị trí đã đánh dấu. Kích thước của móng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng quy mô của mỗi công trình.

Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về kích thước cũng như phù hợp với chiều rộng 1,5m. Do đó bạn không nên đào quá sâu cũng như quá nông. Sau khi đào hố móng thợ thi công sẽ tiến hành làm phẳng mặt hố, giai đoạn này quan trọng để chỉnh sửa hố móng trở nên gọn gàng và bằng phẳng hơn giúp cho thao tác thi công diễn ra dễ dàng thuận lợi và nhanh chóng.

6.3. Bước 3: Đổ bê tông lót móng 

Đổ bê tông lót móng thường được tiến hành song song với việc bố trí thép móng. Đầu tiên, thợ thi công sẽ tiến hành đổ một lớp lót bê tông dày khoảng 10cm, việc này sẽ giúp hạn chế mất nước cho lớp bê tông trên cũng như tạo ra sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Thợ thi công tiến hành đổ bê tông lót móngThợ thi công tiến hành đổ bê tông lót móng

6.4. Bước 4: Bố trí thép móng băng

Bố trí thép móng băng là bước quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận, kĩ lưỡng Bố trí thép móng băng là bước quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận, kĩ lưỡng

Với bước bố trí thép móng, bạn cần phải tuân thủ kỹ lưỡng theo tính toán của bảng thiết kế từ trước. Đồng thời, chú ý kiểm tra những điều sau:

  • Cần kiểm tra về chất lượng thép cẩn thận, xem xét hết có độ uốn nắn, dẻo dai hay không.
  • Kiểm tra bề mặt thép có được vệ sinh sạch sẽ, còn bán bụi bẩn bùn đất hay gỉ thép hay không
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt cốt thép, quy cách và số lượng cụ thể theo thiết kế cho từng kết cấu.
  • Xem xét đảm bảo giữa các lớp cốt thép có khoảng cách đạt tiêu chuẩn hay chưa.

6.5. Bước 5: Lắp ráp cốp pha móng

Đây là bước quan trọng nhất trong các bước, vì bước này sẽ quyết định đến sự an toàn cũng như độ bền bỉ của toàn bộ công trình. Với giai đoạn lắp ráp cốp pha móng, các thợ còn phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận cũng như cần hạn chế tối đa sự sai sót.

Để làm được như vậy, thợ thi công cần lưu ý khi tiến hành như sau: xem xét đảm bảo các tấm cốp pha phải còn nguyên vẹn, không bị cong vênh hay mục nát. Đảm bảo các thanh gỗ đã được cố định một cách vững chắc nhằm tránh tình trạng không cốp sẽ bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Để cố định các tấm cốp pha lại với nhau thì dùng đinh hoặc ốc vít. Lưu ý phải luôn cố định tim móng và cột móng tại một vị trí nhất định.

6.6. Bước 6: Đổ bê tông móng 

Bước cuối cùng trong quá trình lắp đặt móng băng chính là đổ bê tông cho móng. Với bước này, bạn cần lưu ý kiểm tra bê tông trước khi đổ không được lẫn phải tạp chất và đảm bảo bê tông được trộn theo đúng tiêu chuẩn.

Bước cuối cùng để hoàn thành móng băng chính là đổ bê tông móngBước cuối cùng để hoàn thành móng băng chính là đổ bê tông móng

Về kỹ thuật, chú ý nên đổ bê tông móng từ khu vực xa đến gần và không đứng lên thành cốp pha. Trường hợp này thợ thi công có thể bắt sàn gỗ để đứng nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như tránh hạn chế làm sai lệch về kết cấu của cốp pha đã lắp đặt ban đầu.

7. Những lưu ý khi thi công móng băng cần biết

7.1. Thiết kế loại móng băng phù hợp 

Tiến trình thiết kế móng trước khi thi công là cực kỳ quan trọng, bởi đây là bước quyết định đến yếu tố an toàn và bằng chất cho toàn bộ công trình. Thông thường, đơn vị thi công sẽ dựa vào chiều sâu của đất để có thể lựa chọn loại móng băng phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì dùng móng băng mềm sẽ giúp giảm được chiều sâu và tiết kiệm chi phí thi công. 

Trường hợp 2: Chiều sâu đặt móng nông phù hợp với móng bê tông cốt thép. 

7.2. Khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công

Móng băng có tính ổn định chống lật và chống trượt không cao do thuộc hệ móng nông. Chính vì vậy, đây là loại móng chỉ phù hợp xây dựng trên các khu vực có địa chất cứng, cũng như chỉ chịu được những công trình có quy mô vừa và nhỏ. Do đó, để biết được địa chất của công trình có phù hợp để sử dụng móng băng hay không, cần phải tiến hành khảo sát hiện trạng đất trước khi thi công.

7.3. Tuyệt đối không để móng ngập nước 

Tuyệt đối kiêng kỵ để hố móng ngập nước, bởi vì khi tình trạng này xảy ra, chất lượng của khối bê tông xi măng sẽ kém đi rất nhiều do bị trương nở, từ đó khiến cho tính liên kết của vữa xi măng bi giảm sút nghiêm trọng. Trong trường hợp đổ bê tông mà hố móng không may bị ngập nước, bạn cần nhanh chóng tiến hành hút hết nước và phải chờ bố móng khô ráo mới tiếp tục đổ bê tông được.

Qua bài viết trên, Nghĩa Hưng Tapro - cải tạo nhà Đà Nẵng đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức thông tin về món băng cũng như một số lưu ý trong quá trình tiến hành thi công. Hi vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại móng phù hợp với công trình của mình hơn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thi công móng, bạn có thể liên lạc ngay với đội ngũ xây dựng của chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất nhé!

Công ty Nghĩa Hưng Tapro

Công Ty Thiết Kế & Xây Dựng Nghĩa Hưng Tapro tự tin là sự lựa chọn số 1 cho Quý khách hàng khi có nhu cầu về xây dựng và cải tạo nhà trọn gói. Mỗi bước trong một dự án, chúng tôi đều có những thế mạnh riêng, khác biệt so với các công ty cùng lĩnh vực..

Địa chỉ: 08 Võ Chí Công, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hotline: 093 588 73 68

Mã số thuế: 0402067653

Website: https://nghiahungtapro.com/

Chính sách và quy định

Đến với nghĩa hưng tapro là quý vị đã chọn đúng cho mình nhà thầu chuyên nghiệp tạo ra công trình trên cả mong ước của mình!

0935887368

icon zalo
messenger facebook