logo

icon1  Phone: 093 588 73 68

Gọi để được tư vấn ngay!

Tin tức

Móng cọc

Móng cọc là gì? Tìm hiểu về móng cọc trong xây dựng

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Móng cọc được xếp vào những thành phần quan trọng nhất trong hầu hết mọi công trình thi công. Nhắc đến móng cọc trong thi công thì luôn đi đôi với tầm quan trọng không thể thiếu của nó. Thế nhưng để hiểu rõ móng cọc là gì? Có công dụng thế nào và cách sử dụng ra sao? Thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức thông tin hữu ích về loại móng này đến quý khách hàng nhé!

Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)

1. Móng cọc là gì?

Hiện nay trên thị trường vật liệu xây dựng có rất nhiều loại móng đa dạng khác nhau như: móng băng, móng đơn hay móng cọc. Nhìn chung mỗi loại sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng biệt để ứng dụng phù hợp với từng nhu cầu trong xây dựng. Với những công trình tương đối vừa và nhỏ thì thường ưu tiên sử dụng móng cọc.

Hình ảnh móng cọc tại các công trìnhHình ảnh móng cọc tại các công trình

Móng cọc có đặc điểm hình trụ dài, trong quá trình thi công, cách thợ sử dụng những vật liệu từ bê tông và cặp từ chàm được đẩy xuống đất giúp hoạt động như một sự hỗ trợ khiến cho việc giữ ổn định tại các cấu trúc được xây dựng phía trên nó. Bên cạnh đó móng cọc bao gồm hai thành phần chính là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc. 

  • Cọc: bộ phận có chiều dài lớn hơn so với bề rộng giúp tiết kiệm tối đa tiết diện ngang, tập sẽ được đóng hoặc thi công tại chỗ vào khu vực nền đất giúp cố định toàn bộ kết cấu cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo giúp công trình hạn chế sự sụt lún, nghiêng lệch.
  • Đài cọc: đây là bộ phận thường được dùng để liên kết các cọc khác lại với nhau từ đó phân bổ tải trọng của toàn bộ công trình lên các cọc giúp căn nhà cứng rắn và vung chãi hơn

Tại khu vực phần nền móng sẽ được thợ dùng chủ yếu trong việc diễn tải trọng từ cấu trúc siêu, nhờ qua việc các tầng trị nám yếu hay nước trên nền đất hoặc đá cứng hơn, nhỏ gọn và ít chịu nén chịu cứng hơn.

Đây là loại móng phần lớn được áp dụng tại các khu vực có kết cấu lớn và sử dụng trên nền đất yếu, dễ bị sạt lở hay có độ sụt lún cao nguy hiểm, cần có sự hỗ trợ ổn định đảm bảo an toàn và chắc chắn từ móng cọc. 

2. Phân loại móng cọc?

Hiện nay loại móng này được chia làm 2 loại chính:

Móng cọc chia thành 2 loại Móng cọc chia thành 2 loại

  • Móng đài thấp: đây là loại móng có đài cọc nằm ở vị trí dưới mặt đất và được đặt sao cho lực ngang của móng ngang bằng với áp lực của đất theo độ sâu tối thiểu nhất khi đặt móng. Điểm ưu việt của loại móng đài thấp chính là khả năng chịu hoàn toàn lực nén.
  • Móng đài cao: đây là loại móng có đầy cọc nằm ở vị trí cao trên mặt đất, đặc điểm của móng đài cao là đài cọc có chiều sâu nhỏ hơn chiều cao cọc. Do đó nó dễ dàng chịu được tải trọng uốn nén. 

3. Móng cọc được làm từ những vật liệu nào?

Móng nói chung và móng cọc nói riêng thường được làm từ nhiều loại vật liệu và mỗi loại tương ứng với những kỹ thuật xây dựng khác nhau. Hãy cùng xem xét về những chất liệu cọc và từng đặc tính của cọc qua bảng dưới đây:

CHẤT LIỆU

ĐẶC ĐIỂM

Cọc ma sát

Cọc ma sát sẽ truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất ở xung quanh

Các cọc được định hướng đến độ sâu nhất định mà sức ma sát được phát triển ở phía bên của cọc bằng trọng tải đến trên cọc

Cọc gỗ

Các loại cọc như cọc tràm, cọc bạch đàn thường được sử dụng

Sử dụng cọc gỗ có chi phí thấp, dễ thi công

Thích hợp với những nền bùn đất, đất yếu và đất có độ sạt lở cao

Cọc thép

Áp dụng cho cả công trình tạm thời và lâu dài

Diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cọc cao giúp cọc cắm sâu vào nền đất chắc chắn và dễ dàng

Cọc bê tông

Cọc bê tông được cấu tạo từ 1 khung thép và đổ một lớp bê tông có trụ dài từ 4-6m

Cọc composite

Cọc composite được tạo thành từ nhiều vật liệu khác nhau. Có thể là một phần của cọc cừ tràm lắp trên mức nước ngầm để chống ăn mòn hoặc cọc thép, cọc bê tông được lắp dưới mực nước ngầm để gia tăng độ bền chắc.

Cọc điều khiển

Khi cắm cọc vào đất, đất sẽ chuyển động theo phương thẳng đứng khi trục cọc rơi xuống.

Cọc khoan

Cọc được tạo ra bằng cách khoan một khoảng trống trước khi đưa cọc vào mặt đất.

Cóc được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống và không thể di chuyển, chỉ cố định một chỗ.

4. Thiết kế móng như thế nào?

Thông thường, trước khi tiến hành thi công bất cứ một công trình xây dựng nào cũng cần phải có bạn thiết kế tiêu chuẩn để nhằm đảm bảo kỹ thuật đạt chuẩn đáp ứng được nhu cầu xây dựng. Và móng cọc cũng vậy, để có một nền móng vững chắc bền bỉ, đơn vị thi công cũng phải thiết kế cọc tiêu chuẩn và chính xác.

Móng cọc cần phải có bản vẽ cụ thể chi tiết phù hợp với công trình đang thi côngMóng cọc cần phải có bản vẽ cụ thể chi tiết phù hợp với công trình đang thi công

4.1. Tiêu chuẩn thiết kế

Để xác định được tiêu chuẩn thiết kế cần căn cứ vào loại địa hình mà công trình sẽ tiến hành thi công tại đó mới có thể lựa chọn cọc phù hợp.

Thi thiết kế cần phải đặt ra những tiêu chí như cọc có đáp ứng được yêu cầu về kết cấu, khả năng chịu lún và chịu lực hay không. Để đảm bảo tiêu chí đạt chuẩn bạn cần lên kế hoạch khảo sát xem xét kỹ càng về kết cấu toàn bộ ngôi nhà, độ cứng, tải trọng và mối quan hệ giữa các tầng.

Khi đưa ra tiêu chí thiết kế bạn cần phải phân tích kỹ càng về kinh tế, kỹ thuật có thể đáp ứng được mọi phương án thiết kế trong mọi trường hợp. Do đó đừng quá chú trọng chỉ nhìn về khả năng chịu lực của móng cọc và giá thành mà bỏ lỡ những lợi ích kinh tế đối với công trình.

4.2. Thiết kế móng cọc đài thấp

Tiêu chuẩn khi thiết kế móng cọc đài thấp cần phải tính toán như sau:

  • Kích thước của cọc và đài cọc
  • Đo lường độ chịu tải trọng của cọc tương ứng với kích thước đã chọn
  • Khảo sát gần như tuyệt đối với số lượng của cọc tương ứng
  • Bố trí cọc ở trong nền móng
  • Dựa vào sức chịu tải của nền đất mũi cọc để tính toán
  • Để tính toán móng cần kiểm tra độ lún và chuyển vị ngang
  • Tính toán móng cọc dựa vào quá trình chịu lực khi vận chuyển, treo cọc

4.3. Thiết kế móng cọc nhà dân

Loại móng có nhiều cọc nhà dân thường được sử dụng phổ biến tại những công trình kẹp khe trên phố hay những công trình bình thường với độ cao thấp. Loại móng cọc nhà dân có đặc điểm bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật thường được áp dụng phù hợp cho những công trình kẹt xe này yếu, nhằm giúp giảm xung đột hay sứt mẻ do hai nhà liền kề.

Ngày nay móng cọc nhà dân hay còn gọi là cọc bê tông gồm có hai loại phổ biến như sau:

  • Cọc bê tông tròn ly tâm: Cọc này có các kích thước, đường kính như D300, D400, D500 và thường có 2 loại PC: #600, PHC: #800.
  • Cọc bê tông cốt thép vuông: cọc vuông có kích thước như 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400…

4.4. Thiết kế móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm là loại móng được ứng dụng phổ biến tại khu vực miền Nam, loại mắm này thường được sử dụng đối với những căn nhà có diện tích nhỏ và nền đất tương đối yếu. Đặc điểm của móng cừ chàm là có chiều dài từ 3m đến6 m, mật độ đóng cọc khoảng 25 cọc trên 1m2. Đây là một trong những loại cọc có giá thành tương đối rẻ hơn so với những cọc như bê tông, hơn thế nữa nó cũng dễ dàng trong quá trình vận chuyển và thi công đặc biệt phù hợp với những công trình vừa và nhỏ dưới 5 tầng lầu.

5. Khi nào nên sử dụng móng cọc

Sau khi đã tìm hiểu tất tần tật về các loại cọc của móng, bạn cũng cần phải biết khi nào nên sử dụng loại móng này và sử dụng như thế nào. Sau đây sẽ làm những lưu ý hữu ích giúp cho quá trình áp dụng móng cọc trong công trình của bạn trở nên dễ dàng hơn nhé!

Thông thường khi gặp những vấn đề sau đây móng cọc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo:

  • Đối với khu vực đất có mực nước ngầm cao
  • Những công trình có tải trọng nặng và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng
  • Công trình có nền đất dễ bị thay đổi do vị trí nằm gần khu vực biển hoặc lòng sông
  • Điều kiện đất kém khiến cho thợ xây dựng không thể đào đất đến một độ sâu mong muốn
  • Những công trình đang xây dựng nằm gần tại khu vực có hệ thống thoát nước, kênh, rạch….

6. Tham khảo những bản vẽ phổ biến nhất

Móng cọc đóng vai trò nâng đỡ vững chắc cho ngôi nhà của ban, chính vì thế bạn cần nên chú trọng quan tâm đến bản vẽ thiết kế cọc sao cho phù hợp với nhà ở của mình nhé!

Bản vẽ cọc nhà 3 tầngBản vẽ cọc nhà 3 tầng

Bản vẽ cọc nhà phố Bản vẽ cọc nhà phố

Bản thiết kế móng cọc ép nhà dânBản thiết kế móng cọc ép nhà dân

Bản vẽ kết cấu móng nhà 2 tầngBản vẽ kết cấu móng nhà 2 tầng

Móng cọc được ứng dụng thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Do đó, hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức khi sử dụng móng. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn bạn có thể liên lạc ngay với Nghĩa Hưng Tapro cải tạo nhà Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí nhé!

Công ty Nghĩa Hưng Tapro

Công Ty Thiết Kế & Xây Dựng Nghĩa Hưng Tapro tự tin là sự lựa chọn số 1 cho Quý khách hàng khi có nhu cầu về xây dựng và cải tạo nhà trọn gói. Mỗi bước trong một dự án, chúng tôi đều có những thế mạnh riêng, khác biệt so với các công ty cùng lĩnh vực..

Địa chỉ: 08 Võ Chí Công, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hotline: 093 588 73 68

Mã số thuế: 0402067653

Website: https://nghiahungtapro.com/

Chính sách và quy định

Đến với nghĩa hưng tapro là quý vị đã chọn đúng cho mình nhà thầu chuyên nghiệp tạo ra công trình trên cả mong ước của mình!

0935887368

icon zalo
messenger facebook