logo

icon1  Phone: 093 588 73 68

Gọi để được tư vấn ngay!

Tin tức

móng đơn trong xây dựng

Móng đơn là gì? Tìm hiểu về ứng dụng của móng đơn trong xây dựng

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Móng đơn là cụm từ quen thuộc được nhắc rất nhiều trong xây dựng, thế nhưng bạn có biết móng đơn là gì và công dụng như thế nào, có điểm gì khác biệt so với những loại móng khác hay không để lựa chọn. Chính vì vậy hãy cùngNghĩa Hưng Tapro đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên nhé! 

Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)

1. Móng đơn là gì?

Ngày nay tại các công trình có rất nhiều loại móng đa dạng với những đặc điểm và cấu tạo riêng biệt để phù hợp cho từng kết cấu nền đất cũng như tiêu chí khác nhau của mỗi công trình. Móng đơn có thể nói là một trong những loại móng được nhắc đến rất nhiều tại các công trình. Đây là loại móng chịu một cột lớn hoặc là 1 chùm các cột đứng gần nhau với tác dụng chịu lực. Móng đơn thường được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng nhẹ nhàng như: nhà kho, nhà từ 1 đến 4 lầu, nhà dân sinh.

Móng đơn phù hợp với những nền đất có tải trọng nhẹMóng đơn phù hợp với những nền đất có tải trọng nhẹ

Thông thường móng đơn sẽ được chia làm 3 loại là: móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp và móng nằm riêng lẻ. Mỗi loại của móng đơn sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào từng công trình, nó sẽ được lựa chọn dựa theo hình dáng vuông, hình tròn hay hình chữ nhật.

>> Xem thêm: Cải Tạo Nhà Đà Nẵng - Sửa Nhà Đà Nẵng Trọn Gói Uy Tín Chất Lượng

2. Đặc điểm của móng đơn là gì?

Yêu cầu đối với loại móng đơn chính là nó cần phải được xây dựng trên nền đất có độ ổn định và độ cứng tương đối cao. Có thể nói đây là loại móng dễ thi công và có chi phí tương đối thấp thậm chí rẻ nhất trong tất cả các loại móng xây dựng. Do đó nó chỉ phù hợp với những công trình có nền đất yếu giúp thi công dễ dàng cũng như tiết kiệm chi phí.

3. Cấu tạo của móng đơn

Móng đơn sẽ có cấu tạo bao gồm một trụ dài được làm bằng thép và bê tông. Với cấu tạo như vậy, tại các nền đất thịt, yếu và nhiều bùn lầy phần đáy móng sẽ được đặt lên bên trên một lớp đất đã pha đá với chiều sau ít nhất 1m.

Mặt cắt mô tả cấu tạo của móng đơnMặt cắt mô tả cấu tạo của móng đơn

Cho cấu tạo đặc biệt của móng đơn kết hợp với phương pháp đặt móng như trên sẽ giúp gia cố nền đất tốt hơn và hạn chế tình trạng rủi ro sạt lở, ảnh hưởng đến công trình đặc biệt là khả năng chịu lực của móng.

Ngày nay, người ta thường gia cố thêm dầm móng (dầm móng có trọng lượng tùy thuộc vào vị trí thi công và phương tiện hỗ trợ như xe nâng, máy cẩu,...) cho những công trình sử dụng móng đơn. Các dầm móng sẽ được đặt thẳng hàng hoặc cách nhau nhờ đó có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng bị lún sâu giữa các đài móng.

4. Quá trình thi công xây dựng móng

Sau khi tìm hiểu và có những kiến thức cơ bản về móng đơn, Nghĩa Hưng tâm rồi tiếp tục giới thiệu đến bạn những bước xây dựng móng đơn chuẩn xác nhất mời bạn tham khảo

4.1. Bước 1: Đóng cọc và đào hố móng

Tiến hành đào hố móng đầu tiênTiến hành đào hố móng đầu tiên

  • Đầu tiên phải lên bản thiết kế trước về vị trí đóng cọc cũng như kích thước lẫn khoảng cách giữa các cọc để đảm bảo tính chính xác thì thi công.
  • Trường hợp công trình xây dựng nằm trên nền đất yếu thì cần được gia cố nền bằng cách đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Số lượng cọc cừ tràm là >1m2 (tùy vào nền đất), đường kính gốc là 6 - 9cm, chiều dài là 3,5 - 4,5m.
  • Để có thể đóng cọc sao vào nền đất nên dùng máy cuốc
  • Đào hố móng: cần đo lường độ nông sâu và diện tích đủ rộng để khi đổ bê tông vào vẫn đảm bảo được kích thước tiêu chuẩn.
  • Trong suốt quá trình thi công cần giữ gìn hố móng luôn khô ráo và thường xuyên bơm hút nước ra nếu có.
  • Sau khi đào xong hố móng: sử dụng các loại đất cứng hoặc đá 1 x 2 và 3 x 4 để gia cố lại cũng như kết hợp với máy dầm nhằm tăng độ cứng trên nền đất.

4.2. Bước 2: Đổ bê tông

Tiến hành làm phẳng bề mặt của hố móng, sau đó để một lớp bê tông lót móng, cho nó tiếp xúc trực tiếp với đất nhằm hạn chế lượng nước tại bê tông lớp trên. Song song đó tiến hành tạo bề mặt bằng phẳng cho đà giằng và đáy móng.

4.3. Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Phần cốt thép đóng vai trò giống như khung xương của công trình, do đó cần phải chuẩn bị vật liệu thép chính hãng, có độ cứng tốt và đảm bảo chất lượng.

Chuẩn bị khung thép vững chắc định hình móng đơnChuẩn bị khung thép vững chắc định hình móng đơn

Sau khi lựa chọn cốt thép bạn cần cắt và uống chúng bằng phương pháp cơ học phù hợp với bản vẽ kỹ thuật. Để bảo quản cốt thép nên dùng túi ni lông bọc các đầu chờ.

4.4. Bước 4: Đổ bê tông cho móng

Khi đổ bê tông trong ống cần lưu ý:

  • Đảm bảo tỷ lệ tiêu chuẩn chính xác khi chọn các loại đá với các, xi măng và nước. Khi tiến hành trộn nên chú ý thực hiện theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, gần sau nhằm giúp tạo liên kết bền bỉ cho mọi công trình.
  • Lưu ý tiến hành vệ sinh và đảm bảo bề mặt trước khi đổ bê tông được khô ráo, phương án tốt nhất chính là tiến hành đổ vào những ngày nắng ráo
  • Thực hiện xong những bước như trên là đã hoàn thành gần như các công đoạn để có một móng đơn hoàn chỉnh cho công trình.

Đổ bê tông lên móng là bước cuối hoàn thành móng đơnĐổ bê tông lên móng là bước cuối hoàn thành móng đơn

5. Cần lưu ý gì khi thi công móng đơn 

Trước khi thi công bất cứ công trình nào kể cả thi công móng đơn cũng cần phải khảo sát hiện trạng đất kỹ càng. Không giống những loại móng khác, cây móng đơn có chi phí rẻ nhưng đồng nghĩa với việc độ chịu lực không cao bằng những loại móng như móng cọc. Chính vì vậy với những công trình nhỏ, sức chịu tải tốt và nền móng ổn định thì mới nên dùng móng đơn để tiết kiệm chi phí.

Còn với những công trình có nền đất yếu cần khắc phục nhiều điểm thì nên cân nhắc hạn chế chọn móng đơn. Do đó, để biết được công trình mình phù hợp với loại móng nào thì việc khảo sát phần nền đất là vô cùng quan trọng.

Đơn vị thi công luôn phải khảo sát nền đất trước khi đặt móngĐơn vị thi công luôn phải khảo sát nền đất trước khi đặt móng

Trong trường hợp móng nhà bị ngập nước khi đang xây dựng, bạn cần dùng bạc hũ rộng để nước ngầm không thể thấm vào trong hố móng. Sau đó tiếp tục tiến hành lắp đặt cốp pha và đỗ bê tông. Lưu ý khi thực hiện thi công móng đơn, tuyệt đối tránh để nước thấm vào bên trong. 

Chú trọng đến vấn đề lựa chọn thợ thi công có nhiều kinh nghiệm chuyên nghiệp và giỏi. Để khắc phục giải quyết mọi vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công, thì lựa chọn một thợ giỏi và có kinh nghiệm sẽ giúp xử lý những tình huống khó khăn một cách dễ dàng nhất, đặc biệt thợ thi công có tay nghề cao sẽ giúp đảm bảo các yếu tố về kết cấu móng xây dựng nhà đạt tiêu chuẩn nhất.

Bên cạnh việc lựa chọn đơn vị thợ thi công giỏi bạn cũng nên chú ý quan sát trong suốt quá trình thi công để không xảy ra tình trạng thợ cẩu thả hay thiếu kinh nghiệm cắt, đan khung thép cốp pha sai, đổ bê tông ít… khiến cho móng sau khi hoàn thiện không an toàn, chắc chắn. 

Móng đơn được ứng dụng và ưa chuộng bởi đặc điểm tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên, không phải bất cứ công trình nào cũng phù hợp với móng đơn, thế nên bài viết trang đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản hữu ích nhằm giúp quý khách hàng phân biệt được khi nào nên dùng móng đơn để giúp tiết kiệm chi phí hơn trong quá trình xây dựng. Nếu còn bất cứ những thắc mắc băn khoăn nào, đừng chần chờ mà hãy liên lạc ngay với đơn vị thi công nhà ở Nghĩa Hưng Tapro - cải tạo nhà Đà Nẵng để được tư vấn tận tình nhấp nhé!

Công ty Nghĩa Hưng Tapro

Công Ty Thiết Kế & Xây Dựng Nghĩa Hưng Tapro tự tin là sự lựa chọn số 1 cho Quý khách hàng khi có nhu cầu về xây dựng và cải tạo nhà trọn gói. Mỗi bước trong một dự án, chúng tôi đều có những thế mạnh riêng, khác biệt so với các công ty cùng lĩnh vực..

Địa chỉ: 08 Võ Chí Công, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hotline: 093 588 73 68

Mã số thuế: 0402067653

Website: https://nghiahungtapro.com/

Chính sách và quy định

Đến với nghĩa hưng tapro là quý vị đã chọn đúng cho mình nhà thầu chuyên nghiệp tạo ra công trình trên cả mong ước của mình!

0935887368

icon zalo
messenger facebook